[Bộ sinh liên] Chương 6.2, trích đoạn: Thần Thiếu Quán, thần Tổ Thị

Như đã hứa, gọi hồn giới hưu trí là có mặt nhau liền =)))))


Tam sinh tam thế Bộ sinh liên 三生三世步生莲
Tác giả: Đường Thất 唐七
Nguồn: weixin (2019/10/22)
Dịch: tôi =))

Chương 6.2
[lược dịch các trích đoạn liên quan đến Thiếu Quán và thời đại của Thiếu Quán; đại khái diễn biến chương trước là Liên Tống và Thành Ngọc lọt vào một trận ảo mà Liên Tống ngửi ra được là có từ thời very xưa xưa như những con gà đầu tiên của cõi =))]

[…]

Hồn trận khuất sau mây đen bỗng cười bảo: “Cũng chẳng hay tôn giá gốc gác ra sao, mà định lực quả là xuất chúng. Tức thì nhìn thấu ngay, mới rồi không phải lội ngược thời gian[1], mà là một đoạn cảnh ảo. Đến tội cho thượng thần Mặc Uyên kiêm quản nhạc, chiến, bậc tiên giả vẫn đồn định lực thuộc vào loại nhất hạng đấy, mà cũng từng bị trò này của ta rầy nhiễu thanh tu, khuấy chọc tâm cảnh. Ấy vậy mà chẳng tường, định lực của tôn giá lại hơn cả thượng thần Mặc Uyên.”

Tam điện hạ thôi ra vẻ dửng dưng, thể như thấy tất cả đây dường hơi tẻ ngắt: “Bản quân đâu dám so bì với thượng thần Mặc Uyên, chẳng qua bấy giờ chắc có lẽ lòng thượng thần có nỗi niềm, còn bản quân …” Chàng cười cười: “Nên ban nãy bản quân mới hỏi ngài, một kẻ đáy lòng một vùng hoang vu, ngài giày vò nổi thế nào cho được?”

[…]

Hồn trận căm phẫn giãy dụa: “Nhãi nhép lông măng, trách nào vênh váo!” Rõ là cáu thật rồi. Cũng nghe bảo trận này tính khí thực chẳng tốt lành gì, giờ đây, vì không động đậy nổi, nên càng đâm lồng lộn tợn: “Thằng ranh con dầu khống chế nổi ta, nhưng không có sáo Lặng Thinh[2], thì mày tưởng tự mày mà ra nổi khỏi Rầu Rối Tung[3] chỗ ta ư? Rồi xem ranh con giữ ta được nổi bao lâu!”

Tam điện hạ đằm tính, để hồn trận mắng chán rồi, mới hơi ngước nhìn lên: “Cây sáo Lặng Thinh của Thiếu Quán?” Bàn tay phải chợt hóa ra một cây sáo bạch ngọc: “Ngài nói cây sáo này đó à?”

Hồn trận thất thanh: “Vì sao mày …”

Liên tam tủm tỉm: “Xem ra đúng thật là ngài chịu khốn ở cõi Phàm lâu quá rồi, không biết rằng, trước khi qua đời, Thiếu Quán đã để sáo lại cho thủy thần của kỉ thần mới ư? Bản quân tức chính là thủy thần của kỉ thần mới đấy.”

[…]

Tam điện hạ bên cạnh nghe vậy, nghĩ bụng, may mà đầy ao hoa sen đã ngủ cả, bằng không chắc có khi đã bò dậy đập cho Thành Ngọc một trận.

Là thế, hoa sen trong ao là hoa có hồn.

Tương truyền thời kì đại hồng hoang, ngoài miền Đông Hải, giữa lòng Đại Hoang, trên đỉnh núi Đại Ngôn[4], có mọc một ao sen chín màu, chung rễ khác gốc, mỗi bông một màu, công dụng thần kì cũng mỗi bông một vẻ: sen đỏ để ủ rượu, sen tím để làm thuốc, sen trắng để chế độc, rồi sen vàng thì có thể như thế, như thế.  Vì mặt trời, mặt trăng mọc từ núi Đại Ngôn[5], khí thiêng tụ dày, nên chẳng bao lâu sau, cây sen chín màu nọ đã tu thành hình người, về sau, gặp thần Tổ Thị[6] đi ngang qua núi Đại Ngôn điểm hóa cho, được ban tên Sương Hòa[7], trở thành thần sứ của thần Tổ Thị.

Nói ao sen chín màu trước mắt đây là thần sứ Sương Hòa của thần Tổ Thị, thực cũng xuôi vậy, bởi trận Rầu Rối Tung chính là pháp trận ngày xưa thần Thiếu Quán tạo ra để bảo vệ thần Tổ Thị bế quan.

Trận Rầu Rối Tung và sen chín màu Sương Hòa lại xuất hiện cùng nhau ở cùng một chốn cõi Phàm sau mấy chục vạn năm trời, việc dẫu khó lí giải, song cũng không phải là không thể. Dầu sao, năm xưa, khi thần Tổ Thị bảo vệ tộc Người, vũ hóa[8] quay về[9], nào phải về cõi Tiên, mà chính là cõi Phàm nằm ngoài cõi bốn bể tám miền hoang[10].

Thần Tổ Thị, thần Thiếu Quán: một vị là thần chân thật, do luồng sáng đầu tiên trên đời thai nghén vạn năm mà hóa sinh ra; một vị là thần thủy tổ tộc Ma. Hai vị nữ thần chào đời vào thưở đại hồng hoang, coi như cùng thế hệ với chúa đất trời xưa Đông Hoa, tôn thần Mặc Uyên gò Côn Lôn, vua cáo Bạch Chỉ nước Thanh Khâu, và chủ nhân rừng đào mười dặm Chiết Nhan. Thứ Thần con sinh vào thời thượng cổ như tam điện hạ, sau khi chúng thần viễn cổ đã ứng kiếp cả, so vai vế thực kém xa lắm. Thưở trời đất ban sơ gọi là hồng hoang, sau hồng hoang là đến viễn cổ, sau viễn cổ là đến thượng cổ, sau thượng cổ mới tới thời bây giờ.

Ghi chép trong sử sách về hai vị nữ thần tiếng tăm lẫy lừng thưở hồng hoang này có lẽ không ít, song ngày nay còn tìm lại được thì không nhiều lắm. Nghe đồn rằng, phần lớn sử sách liên quan đến thần Thiếu Quán đã được chiến thần Mặc Uyên cất riêng cả ở gò Côn Lôn, còn về thần Tổ Thị, cuối cùng không rõ về nơi đâu.

Khắp cõi đều hay, thần Tổ Thị giúp thần Thiếu Quán đưa tộc Người về cõi Phàm, mới qua đời vậy.

Bấy giờ, tộc Người yếu mọn, ở tám miền hoang chật vật sinh tồn; thần Thiếu Quán thương xót tộc Người, dốc cạn sức thần mở cửa Nhược Mộc[11] liền với cõi Phàm, đưa tộc Người vào cõi Phàm. Trăm vạn cõi Phàm lúc ấy nào đã có bốn mùa tự nhiên, con tạo sông núi thích hợp cho tộc Người sinh tồn? Bởi vậy, thần Thiếu Quán bèn nhờ thần Tổ Thị trợ giúp; ấy thế là, thần Tổ Thị trải vạn ngọn sen đỏ làm đường, dâng mình tế Hỗn Độn, sinh thành vạn vật cho tộc Người nảy nở sinh sôi.

Thần chân thật Tổ Thị hóa sinh nơi lòng ánh sáng, ấy vậy là cũng vũ hóa nơi cõi Phàm. Ngày hôm ấy, sen đỏ khắp sáu cõi nở rộ, sau rồi muôn vàn sen đỏ hóa cả thành luồng sáng từ thưở hỗn độn ấy, thế rồi mất dạng giữa trùng hoang vu.

[…]

Sương Hòa là thần sứ. Thời đại mới sau khi chúng thần ứng kiếp không còn chức thần sứ này nữa, bởi vì thần sứ là một dạng khế ước máu, gắn mạng mình với mạng chủ. Thiên quân đời thứ ba, tức Từ Chính[12] đế, cũng chính là cha già của tam điện hạ, cho ấy là thuật bất chính, nên vừa lên ngôi đã bỏ chức này. Thần sứ gắn mạng với chủ, nghĩa là thần chủ chết thì thần sứ vong, ngược lại tương tự. Sương Hòa là thần sứ của thần Tổ Thị; Sương Hòa tái xuất cõi Người, thì thần chân thật Tổ Thị có khi cũng chưa hẳn đã chết thực.

Thần Tổ Thị ra đời trong ánh sáng, đồn rằng vì để bảo vệ, nuôi dưỡng tộc Người, mà bước bước sen nở, hóa thành ánh sáng ra đi, nghe chừng như bằng chứng cho việc ngài đã qua đời. Nhưng ánh sáng là vật bất sinh bất diệt, từ Hỗn Độn sinh ra lại về với Hỗn Độn; dẫu là ánh sáng đã mất, song chưa biết chừng tới một ngày lại từ Hỗn Độn sinh ra? Những thần hồng hoang sinh ra bởi trời, hóa nên bởi trời, vận mệnh, cơ duyên của họ đã bao giờ là dễ đoán.

[…]

Tổ Thị có lẽ sống lại thật rồi, nhưng Sương Hòa thì còn đang say giấc, có nghĩa là, dầu sống lại, nhưng thần tính của Tổ Thị vẫn chưa thức tỉnh. Hễ thần tính thức tỉnh, dĩ nhiên sẽ vời Sương Hòa về theo hầu.

Vị thần này chẳng những là thần mẹ của người phàm, hóa dưỡng được vạn vật, mà còn biết lội ngược thời gian – ấy là bản lĩnh nghịch thiên ai nấy đều ao ước. Nếu có một ngày, Tổ Thị quy vị, lúc ấy, bốn bể tám miền hoang hẳn khó mà giữ được tình hình như bây giờ nữa.

Gió khuya mát rượi, thành Bình An yên ổn đóng dưới chân núi ngay gần đó, trông thấy cả ánh đèn liu riu trong thành. Từ thưở ban đầu khí hỗn độn, tám miền hoang mới có giống người phàm, đến khi Thiếu Quán, Tổ Thị góp sức đưa người phàm đến các cõi Phàm, việc sinh sôi, duy trì tồn tại của người phàm quả thực không dễ dàng. Bấy giờ, các cõi Phàm tất nhiên đâu có nào cây cao khỏe, nào núi xanh xanh, rồi thì nhà cửa đẹp đẽ, hay là ánh đèn dịu êm. Tộc Người đâu được an cư lạc nghiệp như bây giờ.

Hai vị nữ thần mà thấy tình cảnh cõi Phàm ngày hôm nay, không biết liệu có mừng rỡ vui lòng hay chăng …


Chú thích:

[1] “Lội ngược thời gian,” nguyên văn: 时光回溯 (thời quang hồi tố). Bản thân chữ “tố” 溯 có 2 nghĩa: ngược dòng nước; nhớ lại, hồi tưởng lại. Tra google riêng “hồi tố” 回溯 thì kết quả chủ yếu là phép hồi tố 回溯法, tức là thuật toán quay lui (backtracking) trong lập trình. Ở đây đại khái mô tả phép thuật tái hiện kí ức để lừa người ta tưởng như quay lại quá khứ thật; tạm dịch như trên.

[2] Nguyên văn: 无声笛 (vô thanh địch), nghĩa là sáo thổi mà không có tiếng. Mới đầu tôi dịch nó là “sáo Tắc Tịt” =)))) Nói chung cái gì dịch được ra tiếng mẹ đẻ, tôi sẽ dịch bằng hết =))

[3] Nguyên văn: 忧无解 (ưu vô giải), nghĩa là sầu lo không cách nào gỡ được; đây tức là tên trận mà Liên Tống và Thành Ngọc lọt vào.

[4], [5] Chi tiết lấy từ sách Sơn Hải Kinh 山海經, chương “Đại Hoang đông kinh” 大荒東經 (về vùng phía đông miền hoang vu lớn): “… Ngoài miền Đông Hải, giữa lòng Đại Hoang, có núi tên là Đại Ngôn [lời lẽ lớn]; mặt trời, mặt trăng mọc từ đây.” 東海之外,大荒之中,有山名曰大言,日月所出。

[6] Tổ Thị 祖媞 là nhân vật mới nhất trong giới hưu trí đình đám nửa toy nửa sống mòn =)))

Riêng chữ 媞:

– Về nghĩa, tôi tra trên Hán Việt Từ Điển trích dẫn, không thấy có dữ liệu; tra trên zdic, thấy có các định nghĩa: đẹp đẽ; yên ổn, thanh thản. (“tổ thị” tức là ancestor of all things beautiful and peaceful =))))))) có vẻ thấp giọng mà chơi lớn, thả laik =))))

– Về âm đọc, tra trên zdic, thấy liệt kê khá nhiều cách đọc; đơn cử theo Quảng Vận 廣韻 có 2 cách phiên thiết, Tập Vận 集韻 có 3 cách phiên thiết, lúc thì vần bằng, lúc thì vần trắc, tham khảo chi tiết tại đây. Tôi chọn âm đọc “thị,” thứ nhất, vì thấy tần suất vần trắc có vẻ cao hơn, thứ hai, vì Thiếu Quán là trắc-trắc, nên tôi muốn cho con đàn bà ra chiều cùng cánh hẩu này cũng trắc-trắc =))) thứ ba, vì nếu chọn âm đọc theo vần bằng thì nó sẽ là “đề,” Tổ Đề … nghe có vẻ kiếp đỏ đen =)))))))))) Nói tóm lại để tên “Tổ Thị” until further notice =))

[7] Sương Hòa 霜和 cũng là nhân vật mới trong giới chân rết của hội hưu trí đình đám =))

[8] “Vũ hóa,” nguyên văn: 羽化, nghĩa đen là “biến (mọc) ra lông;” một nghĩa bóng phổ biến trong ngữ cảnh Đạo-giáo là thoát xác, đắc Đạo thành tiên – cũng tức là bóng gió nói “chết.” Từ “vũ hóa” này vốn vẫn được dùng vô tội vạ trong sê-ri 3 xu 3 hào từ thưở chúng tôi còn khá mù chữ =))) nay hơi biết rồi nên xin đánh chánh. Giới hạn trong chương này, tác giả vẫn dùng từ “vũ hóa” với ý “chết;” tôi quyết định giữ nguyên ở một số chỗ và dịch hẳn ra “chết,” “qua đời,” vân vân, ở một vài chỗ khác.

[9] Đại khái cùng ý với những câu dạng như “coi chết như được trở về” 視死如歸; lẽ ra có thể dịch là “quy tiên,” “về giời,” nhưng tiên nào mà quy, giời nào mà về =)) nên đành dịch chỏng chơ là “quay về.”

[10] “Bốn bể tám miền hoang,” tức chính là “tứ hải bát hoang” 四海八荒 các bạn vẫn quen nghe. Bản thân cụm từ “tứ hải bát hoang” bắt nguồn cũng từ vũ trụ quan của Sơn Hải Kinh (đã dẫn). Hôm xưa chúng tôi dịch nó là “bốn bể tám cõi;” chữ “cõi” là lấy từ định nghĩa “cõi xa xôi” của chữ “hoang” 荒, song cũng chưa hẳn là vừa ý lắm. Nay dịch lại thành “tám miền hoang” để trọn được cái nghĩa “xa xôi, vắng vẻ, chưa được khai phá” của chữ “hoang” dùng trong Sơn Hải Kinh, và để phân biệt giữa các “cõi” không-Phàm và các “cõi” Phàm 凡世 (phàm thế) trong truyện.

[11] Cửa Nhược Mộc, nguyên văn: 若木之门. Tên Nhược Mộc 若木 có lẽ cũng lấy cảm hứng từ Sơn Hải Kinh; trong Sơn Hải Kinh, có 2 chỗ nhắc đến tên Nhược Mộc, đều là tên cây.

[12] Từ Chính đế 慈正帝, hiệu/tên của Thiên quân, tức bố già của Liên Tống, ông già của Dạ Hoa, vân vân và vũ vũ =)) Nay đã gọi là có tên, the merciful and righteous, ừ rồi oke whatever u say =))


3000 năm nay không dịch văn xui giờ dịch thấy sướng ghia đó =)))))))))

Nói tóm lại là: 1- Chiến thần ngày một xàm lờ =))))), 2- giá trị của cậu 3 sen bây giờ với tôi chính là RECEIPTS, SPILL THE RECEIPTS CHILD SPILL THEM ALL BIẾT GÌ NHẢ HẾT RA, 3- thêm một con đàn bà??? GOOD, 4- chiến thần … quả thực ngày một … già cả làng nhàng … giống như mình vậy tội thay tội thay =))))))))))))

9 thoughts on “[Bộ sinh liên] Chương 6.2, trích đoạn: Thần Thiếu Quán, thần Tổ Thị

      1. bùn giận mà chi, coi kìa có đứa bày đặt đốt sách chôn học trò điên kuồng kieẻm duỵt ắt hẳn có đìu khuất tất chi đây =))))))))))

        Liked by 1 person

  1. Sư phò thật là quá đáng! Lịch sử oai hùng, chiến tích vẻ vang của sư nương được lưu trong sách vở, lại mang về giấu hết ở gò Côn Luân nhà anh à, đến khi sư nương tỉnh dậy phát hiện ra anh đã chôn vùi danh tiếng của nàng như vậy thì có mà ốm đòn đấy=))

    Like

  2. Chiến thần và ma tôn chắc thành cặp đôi ngủ say nhất tứ hải bát hoang. Ko biết bao giờ hai vị ấy mới dậy. Đúng là cặp đôi hoàn cảnh mà.

    Liked by 1 person

Leave a rock